Bột ăn dặm Mabu Hikoji là sản phẩm nền dạng sống từ gạo Nhật japonica, gạo lứt ngâm 22 giờ, bột sắn dây, hạt sen, gạo tẻ, Palatinose...
Sản phẩm không chứa chất bảo quản, và có thể bảo quản trong môi trường nhiệt độ bình thường.
Vì vậy để ăn được cần nấu chín sản phẩm từ 5-10 phút.
Có thể bổ xung rau củ quả, thịt, hải sản… khi chế biến bột ăn dặm Mabu Hikoji.
Hạt bột siêu mịn
Sản phẩm sạch
Sản phẩm được sản xuất bằng máy móc công nghệ của Đức (do nhà máy đặt tại KCN chế biến thực phẩm Lệ Chi - Gia Lâm được đầu tư bởi EU nên sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Nguyên vật liệu được làm sạch bằng phương pháp thanh trùng Pasteur, vỏ hộp tiệt trùng ozon, khâu đóng hộp được thực hiện trong phòng kín vô trùng... nên rất đảm bảo VSATTP
Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn của Mabu
Thành phần chính của bột ăn dặm Mabu Hikoji gồm có: gạo Japonica (xuất sứ Nhật Bản), gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt ngâm 22 giờ, hạt sen, bột sắn, PALATINOSE
Gạo Japonica là giống gạo hạt tròn nổi tiếng từ Nhật với hàm lượng dinh dưỡng cao. Loại gạo này chuyên để nấu sushi nên độ dẻo, độ sánh hơn hẳn so với các loại gạo khác.
Trên thế giới người ta biết đến 2 loại gạo chất lượng cao chính: gạo hạt dài chất lượng cao thuộc loài phụ Indica, được sản xuất ở các nước nhiệt đới và loại hạt tròn thuộc loài phụ Japonica được sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp hơn và có chứa amylopectin. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi vàng do có hàm lượng protein trong hạt khá cao.
Gạo lức ngâm 22 giờ: (gạo lức đang ở trạng thái nảy mầm)
Gạo lức là dạng gạo nguyên cám, so với gạo trắng (là loại gạo được xay sát quá kỹ nên mất đi nhiều vitamin và khoáng chất) thì gạo lứt có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn nhiều lần. Và gạo lức khi ngâm 22 giờ nảy mầm thì hàm lượng vitamin và khoáng chất sẽ đạt cực đại. Vitamin và khoáng chất tuy là chất vi lượng (cơ thể cần với một lượng ít nhưng lại tham gia đóng góp rất nhiều và quá trình tạo enzyme, nâng cao sức đề kháng, chống chọi bệnh tật hay quyết định khả năng hấp thụ thức ăn vào cơ thể...)
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạtđộng và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng." "Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước". Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Có bổ xung Palatinose giúp bé dồi dào năng lượng, không mệt mỏi khi hoạt động và chạy nhảy nhiều (đặc biệt với bé hiếu động):
Palatinose là 1 loại đường chậm vì vậy tác dụng của nó là cung cấp năng lượng. Palatinose chỉ có trong mía đường và mật ong với hàm lượng rất thấp. Nó vào máu với tốc độ chậm và kéo dài liên tục nên tránh được việc tăng hay giảm lượng đường đột ngột trong máu như các loại đường thông thường (chậm hơn 4- 5 lần so với sucrose), giúp cho việc điều hòa insulin tốt hơn. Nó được coi là cục pin năng lượng cho cơ thể.
Cũng giống như các loại đường khác, 1g palatinose cung cấp 4kcal năng lượng nhưng palatinose cung cấp năng lượng một cách từ từ và ổn định. Vì vậy loại đường này rất tốt cho những đối tượng vận động nhiều như vận động viên thể thao hay trẻ em đang trong quá trình phát triển. Do cấu trúc phân tử ổn định nên palatinose không hút ẩm, bền với axit nên chống được sâu răng. Ngoài ra nó còn kích thích việc oxy hóa chất béo như một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể góp phần để việc điều trị béo phì hiệu quả.
Não “nhỏ” nhưng đòi hỏi cao
Dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng trọng lượng cơ thể, nhưng não là cỗ máy tiêu thụ năng lượng lớn nhất toàn cơ thể. Và thời kì quan trọng nhất để hình thành não bộ hoàn hảo là những năm tháng đầu đời. Theo số liệu được công bố trong quyển sách “Tác động từ sự tiến hóa của não bộ đến cơ chế dinh dưỡng và trao đổi chất của con người”, 10% là tỷ lệ trung bình của bộ não so với cơ thể ở trẻ trong độ tuổi từ 1-6. Nhưng khối vật chất nhỏ bé đó lại tiêu tốn đến 40% tổng năng lượng của toàn cơ thể trẻ ở tầm tuổi này. Đây chính là giai đoạn não làm việc nhiều nhất để tự hoàn thiện và “tạo quan hệ” với cả cơ thể. Có đến khoảng 80% số lượng kết nối của các tế bào não được thực hiện trong thời gian từ sau khi sinh đến tuổi niên thiếu. Những số liệu nêu trên khẳng định, giai đoạn từ sau khi sinh đến khoảng 6 tuổi là thời kỳ quan trọng nhất trong việc hình thành bộ não hoàn hảo, đồng thời cũng là giai đoạn não dùng nhiều năng lượng nhất.
Não bộ không nghỉ ngơi
Là cơ quan phức tạp nhất với hàng tỷ tế bào và làm nhiệm vụ liên kết với tất cả các bộ phận trong cơ thể, nên não không bao giờ ngừng nghỉ các hoạt động. Ngay cả khi cơ thể ngủ thì não vẫn phải thức để điều hành các quá trình vô thức như thân nhiệt, nhịp tim, hơi thở… Trong cuốn sách “Có phải bộ não cần nhiều năng lượng trong giấc ngủ. Điều đó có ý nghĩa thế nào”, xuất bản năm 2011, tác giả Haddad G.G đã công bố, khi cơ thể nghỉ ngơi, não vẫn có nhu cầu sử dụng năng lượng để vận hành cơ thể. Và nhu cầu này chỉ thấp hơn 27% so với bình thường. Như vậy, có thể thấy, việc duy trì năng lượng cho não trẻ ngay trong lúc ngủ là yếu tố quan trọng để giúp não trẻ có thể phát triển một cách tối ưu.
Cung cấp năng lượng hoàn hảo cho não
Từ lâu, khoa học đã tìm ra, năng lượng mà cơ thể nói chung và bộ não nói riêng hấp thụ nằm dưới dạng đường, được phân giải từ các chất carbohydrate mà cơ thể được cung cấp qua việc ăn uống. Tuy nhiên, không phải carbohydrat nào cũng giống nhau. Loại carbohydrate thông dụng nhất trong thức ăn - đường mía (tên khoa học là sucrose) được gọi là carbonhydrate có chỉ số glycemic (Glycemic index – GI*) cao. Carbohydrate này thường làm lượng đường huyết tăng cao và nhanh, nhưng cũng phân giải nhanh, khiến cơ thể chưa kịp hấp thu hết. Mới nhất, các nghiên cứu đã phát hiện ra những loại carbohydrate phân giải chậm, điển hình là isomaltulose, được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm với tên gọi Palatinose.
TS. Ingrid van Heerden đã giải thích về Palatinose trong bài viết“Palatinose: Một loại đường mới” đăng trên Health24. Theo ông, Palatinose là một loại đường đôi có chỉ số năng lượng tương đương các loại đường khác (là 4 kcal/g) nhưng GI thấp và có cấu trúc phân tử khiến nó được hấp thu từ từ. Theo ngôn ngữ dân gian, Palatinose có tác dụng “mưa dầm thấm đất”, cung cấp tối ưu năng lượng cho cơ thể, vừa giảm thiểu tác hại của việc tăng tiết insulin. Đồng thời, các nghiên cứu cũng phát hiện ra, thức ăn chứa PalatinoseTM có khả năng hỗ trợ năng lực ghi nhớ và học hỏi của não trong thời gian dài.
Bột Mabu Hikoji 700g dành cho bé từ 4 tháng đến 11 tháng tuổi
CHẾ BIẾN BỘT CHO TRẺ 6 THÁNG (BỘT 5%)
Tỉ lệ chế biến
Nước: 200ml, Gạo 10g, Thịt: 10g, Rau: 10g, Dầu (mỡ): 5ml
Số bữa: 1 – 2 bữa/ngày
Chế biến
Cho 200ml nước nguội vào xoong
Cho 2 thìa café bột đầy vào xoong (tương đương 10g) khuấy cho tan bột (tương đương 2 thìa bột trong hộp bột Mabu)
Thịt rửa sạch, thái nhỏ, bỏ gân. Băm thịt rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
Lấy 1 thìa café đầy thịt (=10g) cho vào xoong bột. Rồi đổ tất cả mọi thứ trong xoong vào lưới lọc, tán nhuyễn hỗn hợp bằng lưới, rồi cho toàn bộ cái cho vào xoong bột (bé ăn cả cái lẫn nước)
Cho xoong lên bếp đun to lửa (khi bột sôi thì vặn lửa nhỏ xuống). Từ lúc bột sôi đến khi chín là từ 8 - 10 phút).
Trong lúc chờ bột sôi ta chuẩn bị rau. Rau rửa sạch. Rau lấy lá không lấy cuống, cuộn lá rau lại thái chỉ rồi băm nhỏ. Đối với bé mới tập ăn thì tiếp tục cho rau băm vào cối dã nhuyễn rau (việc dã nhuyễn rau chỉ nên trong ½ tháng đầu tập ăn, sau đó không cần dã, và có thể băm rau to dần)
Cho 2 thìa café rau (= 10g) vào xoong khi bột gần chín.
Bắc xoong ra khỏi bếp, cho 2 thìa dầu (=5ml) hoặc nếu cho 2 thìa mỡ thì có thể cho vào lúc bột đang sôi.
Khi bột nguội bớt là có thể cho ra bát và cho bé ăn.
Lưu ý:
Khi bé mới tập ăn thì nên ăn thịt lườn gà, thịt nạc thăn lợn (rửa sạch và bỏ gân trước khi chế biến). Trong giai đoạn này bé có thể ăn thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng. (hải sản giai đoạn 6 tháng này chưa ăn vì bé chưa có men tiêu hóa hải sản, phải sang tháng thứ 8 bé mới có men tiêu hóa thủy hải sản.)
1 -2 bữa đầu tiên khi bé bắt đầu ăn bổ xung thì lượng thịt nên lấy ½ thìa café (=5g), rau lấy ½ thìa (=2.5g), dầu hoặc mỡ lấy 0.5 thìa (=2.5ml). 1 ngày nên ăn từ 1 -2 bữa thôi.
Nếu cho bé ăn trứng thì nên ăn trứng cút trước. 1 trứng gà = 4 trứng cút,1 lòng đỏ trứng gà tương đương 20g thịt, 1 đỏ cút là từ 4 -5g thịt (nếu cho bé mới tập ăn thì những bữa đầu cho ăn 1 lòng đỏ cút rồi ăn 2 lòng đỏ cút và tăng dần. Nếu ăn lòng đỏ gà thì tập ăn từ ¼ lòng đỏ gà tới ½ lòng đỏ gà rồi tăng dần). Trứng không ăn quá 3 -4 bữa/tuần
Có thể cho 1- 2 thìa sữa vào bột (cho sữa khô vào 1 góc riêng và khuấy dần ra bột).
Nhớ đậy vung trong quá trình chế biến bột.
Khi bé 7 tháng thì bột tăng 3 thìa (=15g), thịt 1.5 thìa (=15g)
Nếu bé đang tiêu chảy thì giảm lượng dầu đi (mục đích là giảm năng lượng)
Nếu sử dụng dầu gấc không quá 3 -4 bữa/tuần
Nếu bé không chịu ăn đặc thì ta có thể hóa lỏng dung dịch bằng cách sử dụng nước giá, (lấy 20 -30g nước giá + 200ml nước cho vào máy xay sinh tố, lọc bã đi. Dùng nước giá thay nước thường đun bột
Nếu bé không quen ăn mặn ngay thì có thể nấu bột sữa cho bé. Chờ bột nguội còn 40oC, cho 2 -3 gạt sữa (1 gạt =30g vào)
Bột ăn dặm Mabu Hikoji 700g tăng cường năng lượng giúp bé ăn ngon miệng hơn
CHẾ BIẾN BỘT CHO TRẺ 8 - 9 THÁNG (BỘT 10%)
Tỉ lệ chế biến
Nước 200ml, Gạo 20 -25g,Thịt: 20 -25g, Rau: 10g, Dầu: 5ml
Số bữa: 2-3 bữa/ngày
Chế biến bột trứng
Cho 200ml nước nguội vào xoong
Cho 4 – 5 thìa café bột đầy vào xoong (tương đương 20 -25 g) khuấy cho tan bột
Cho xoong lên bếp đun to lửa (khi bột sôi thì vặn lửa nhỏ xuống). Từ lúc bột sôi đến khi chín là từ 8 - 10 phút).
Trong lúc chờ bột sôi ta chuẩn bị rau. Rau rửa sạch. Rau lấy lá không lấy cuống, cuộn lá rau lại thái chỉ rồi băm nhỏ, băm rối. Cho 2 thìa café rau (= 10g) vào bát, lấy 1 lòng đỏ trứng gà đánh lên cùng rau.
Cho hỗn vào vào xoong bột đang sôi luc gần chín. Khuấy đều
Bắc xoong ra khỏi bếp, cho 2 thìa dầu (=5 ml) hoặc nếu cho 2 thìa mỡ thì có thể cho vào lúc bột đang sôi.
Khi bột nguội bớt là có thể cho ra bát và cho bé ăn.
Lưu ý:
Từ tháng 7, bé đã có thể ăn được hải sản như tôm, cá…nên cho bé ăn thêm tôm cá cho đa dạng
Nếu bé đang tiêu chảy thì giảm lượng dầu đi (mục đích là giảm năng lượng)
Nếu sử dụng dầu gấc không quá 3 -4 bữa/tuần
Cá luộc thì gỡ xương, tôm thì bỏ vỏ tán nhuyễn.
Nếu bé đang tiêu chảy thì giảm lượng dầu đi (mục đích là giảm năng lượng)
Nếu sử dụng dầu gấc không quá 3 -4 bữa/tuần
Nếu bé không chịu ăn đặc thì ta có thể hóa lỏng dung dịch bằng cách sử dụng nước giá, (lấy 20 -30g nước giá + 200ml nước cho vào máy xay sinh tố, lọc bã đi. Dùng nước giá thay nước thường đun bột
CHẾ BIẾN BỘT CHO TRẺ 10 - 12 THÁNG (BỘT 10%)
Tỉ lệ chế biến
Nước 200ml, Gạo 30 -35g, Thịt: 30 -35g, Rau: 10g, Dầu: 5ml
Số bữa: 3-4 bữa/ngày
Chế biến bột cua
Cho 200 ml nước cua vào xoong (50 -60g cua, vì cua lọc đi là sẽ bị giảm 1 nửa)
Cho 6 thìa café bột đầy vào xoong (tương đương 30 g) khuấy cho tan bột
Cho xoong lên bếp đun to lửa (khi bột sôi thì vặn lửa nhỏ xuống). Từ lúc bột sôi đến khi chín là từ 8 - 10 phút).
Trong lúc chờ bột sôi ta chuẩn bị rau. Rau rửa sạch. Rau lấy lá không lấy cuống, cuộn lá rau lại thái chỉ rồi băm nhỏ. Cho 2 thìa café rau (= 10g) vào bát, lấy 1 lòng đỏ trứng gà đánh lên cùng rau.
Cho hỗn vào vào xoong bột đang sôi luc gần chín. Khuấy đều
Bắc xoong ra khỏi bếp, cho 2 thìa dầu (=5ml) hoặc nếu cho 2 thìa mỡ thì có thể cho vào lúc bột đang sôi.
Khi bột nguội bớt là có thể cho ra bát và cho bé ăn.
Lưu ý:
Nếu bé đang tiêu chảy thì giảm lượng dầu đi (mục đích là giảm năng lượng)
Nếu sử dụng dầu gấc không quá 3 -4 bữa/tuần
Nếu làm súp khoai tây cho trẻ thì lưu ý hàm lượng tinh bột trong khoai tây = ½ trong gạo (vì vậy để đảm bảo lượng khoai tây phải tăng gấp đôi lượng khoai tây lên)
Được thành l��p từ tháng 7/ 2011, Công ty CP Hikoji Việt Nam là công ty chuyên sản xuất thực phẩm cho trẻ em với sản phẩm chủ đạo hiện nay là bột ăn dặm và cháo dinh dưỡng thương hiệu Mabu Hikoji. Mặc.......Xem thêm