Từ khi tròn 4 tháng, bé đã có thể cho ăn phô mai hoa quả, gần giống sữa chua, dạng kem. Đến khoảng 7 tháng trở lên, bé có thể ăn loại phomai con sò dạng miếng, mềm, có độ mặn thấp. Khi bé trên 1 tuổi, có thể tập cho bé ăn phomai dạng miếng, có độ mặn cao hơn.
Phomai thường dùng để ăn ngay (giống như một loại bánh ạ) hoặc được nghiền nhuyễn, kẹp chung với bánh mỳ (dành cho bé trên 1 tuổi). Phomai có thể dùng để khuấy chung với bột ăn dặm hay với cháo dành cho bé ăn dặm .
Dạng thành phẩm: Hộp giấy
Xuất xứ: Pháp
Cách chế biến phomai cho bé:
- Nấu chung phomai với bột/cháo của bé: khi bột/cháo chín, mẹ tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 800 C rồi cho lượng phô mai phù hợp với bé vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phomai không bị biến chất và mất chất.
- Các mẹ có thể cho bé ăn phomai sống, hoặc nghiền/xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối, quả bơ …)
- Có thể cho bé ăn phô mai sống, hoặc nghiền/xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối…).
- Có thể nghiền phomai với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đút cho bé ăn.
- Có thể cho bé ăn bánh mỳ phết phô mai.
Lưu ý khi cho bé ăn phomai:
- Phomai là sản phầm giàu canxi, chất đạm và năng lượng, nên cho bé ăn phô mai như thức ăn giữa các bữa chính hoặc vào bữa sáng. Khi đó, các chất dinh dưỡng có trong phô mai sẽ giúp bé vận động tốt trong ngày. Nên hạn chế việc cho bé ăn phô mai vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Khi mẹ mới tập cho bé ăn phomai, nên tập cho bé ăn lúc bé đói, sẽ dễ dàng hơn. Ăn phomai thường làm cho bé đầy bụng.
- Nếu cho phomai vào bột/cháo của bé hàng ngày, mẹ hãy chọn những thực phẩm phù hợp với vị phomai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên cho phomai nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.
- Lượng đạm trong phomai rất cao. Nếu nấu phô mai chung với thịt, cá, trứng, mẹ cần điều chỉnh lượng phù hợp tùy với thể trạng từng bé, tránh trường hợp bị nhiều đạm, thừa đạm.Lúc nào bé không chịu ăn thịt, cá, mẹ chỉ cần cho bé ăn 2 viên phô mai là đủ chất.
- Mẹ có thể tự làm phomai tươi cho bé ăn, vừa ngon, bổ, rẻ, lại thể hiện sự chăm sóc đặc biệt của mẹ dành cho con.
- Sữa chua và phomai tươi khá giống nhau vì cùng được làm từ sữa, nhưng cách làm khác nhau. Nhưng phomai tươi thường chứa nhiều proteins hơn và ít glucides hơn sữa chua.
- Phomai phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu để phomai ra ngoài sau 4 tiếng sẽ bị hỏng. Phomai tươi chỉ nên bảo quản được trong tủ lạnh và sử dụng dưới 15 ngày.
Lượng phomai vừa đủ với bé:
- Phomai viên, miếng thông thường:
Từ 7-8 tháng: 12-14g/lần
Từ 9-11 tháng: 14g/lần
Từ 12-18 tháng: 14-17g/lần
- Phomai tươi màu trắng dạng kem:
Từ 5-6 tháng: 13g/lần
Từ 7-8 tháng: 20-24g/lần
Từ 9-11 tháng: 24g/lần
Từ 12-18 tháng: 24-29g/lần.
Với mong muốn giúp cho việc chăm sóc các bé trở nên dễ dàng với các bà mẹ. Do đó, các sản phẩm của Blédina rất trú trọng đến chất lượng và sự phát triển toàn diện của trẻ. Đến nay, Blédina đã có cơ sở.......Xem thêm