Trọn bộ sách kho tàng truyện cổ Việt Nam là bộ sách tổng hợp 10 câu truyện cổ tích hay nhất ở Việt Nam, với nội dung phong phú và hấp dẫn chắc chắn sẽ làm hài lòng các bậc phụ huynh và các em nhỏ.
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
Hãy đến với kho tàng truyện đặc sắc này để có được những phút giây thư giãn thoải mái, đồng thời, nuôi dưỡng tâm hồn mình trở nên nhân hậu, cao thượng và tốt đẹp hơn.
Truyện cổ tích đưa ta lạc vào thế giới thần tiên, nơi có những nàng tiên, mụ phù thuỷ, có các con vật biết nói, có người tốt, kẻ xấu…Truyện cổ tích đã nuôi dưỡng tâm hồn của không biết bao nhiêu người tình yêu thương, niềm khao khát hạnh phúc, cái đẹp, lòng tốt, lòng quả cảm, đức hi sinh..
May mắn cho những ai đươc tưới mát tâm hồn bằng lời kể của mẹ về những truyện cổ tích.
Những câu truyện luôn có phần kết có hậu hạnh phúc, một thế giới màu hồng kì ảo. Truyện cổ tích chứa đựng ước mơ bình dị và trong sáng nhất.
Mời bạn đón đọc!
Trọn bộ gồm 10 cuốn như sau:
Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Cứu vật vật trả ân kể: ngày xưa có một anh chàng góa vợ sớm, sống một mình trong một căn nhà nghèo khó, bần hàn.
Một hôm, anh đi ra bờ sông thấy tôm cá bơi lội tung tăng, nghĩ thầm mình mà làm nghề đi câu chắc sẽ đủ ăn, liền mang ba mươi đồng kẽm ra chợ sắm cho mình một bộ đồ câu cá.
Sáng hôm sau, anh ra bờ sông để câu cá. Anh ngồi cả buổi mà vẫn chẳng kiếm được con cá nào.Đến tận xế chiều mới giật lên được một con rắn nước.Bực mình, anh gỡ con rắn ra rồi
quẳng xuống sông.Lần thứ hai giật lên thì vẫn là con rắn hồi nãy.Anh than thở với rắn :
-Rắn ơi, tao nghèo lắm, mày đừng hại tao hết cả mồi, rồi đây tao biết lấy gì kiếm ăn?
Anh chàng lại thả rắn xuống nước. Lần thứ ba, giật lên cũng vẫn con rắn đó mắc câu.Lần này anh ta giận lắm, không thả rắn xuống nước nữa mà nắm lấy cổ rắn định mang giết...
..................
Thời vua An Dương Vương, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng - tục ngữ gọi là thần Kim Quy - và dạy nhà vua cách xây thành. Thành x��y xong, thần Kim Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để bắn địch.
Giặc phương Bắc lại ùn ùn kéo quân xâm chiếm nước ta, nhưng lần nào cũng rước lấy thảm bại. Tướng giặc là Triệu Đà vô cùng tức giận. Hắn bèn nghĩ ra một kế. Xin giao hòa với nước ta rồi sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn với con gái vua An Dương Vương tên là Mỵ Châu. Thâm ý của Triệu Đà là sẽ dùng con trai mình làm mật thám trong việc đánh chiếm nước ta.
Ngay tình, vua An Dương Vương chấp thuận điều nghị hòa và bằng lòng nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy.
Trong lúc hàn huyên, Triệu Đà cố tình dò hỏi, Mỵ Châu kể lại cho chồng nghe chuyện xây thành Cổ-Loa và chiếc nỏ thần. Một hôm, nhân lúc Mỵ Châu sơ ý, Trọng Thủy lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một chiếc giả vào đó, rồi xin phép vua An Dương Vương về thăm cha mẹ.
Câu chuyện rất hấp dẫn.....
"Ngày xưa có vợ chồng nhà kia, họ lấy nhau đã lâu nhưng vẫn chưa sinh được mụn con nào. Vợ chồng mong mỏi, lo lắng, cầu trời khấn phật, chạy thầy tìm thuốc khắp nơi. Mãi đến khi luống tuổi người vợ mới có thai, nhưng đến ngày trở dạ thì bà lại sinh ra một con cóc".
Số phận của đứa con đặc biệt kia rồi sẽ ra sao? Câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào khi xuất hiện anh học trò nghèo? Mời các bạn và các em cùng đọc cuốn "Nàng tiên cóc" để có câu trả lời!
Câu chuyện ca ngợi lòng tốt, tình yêu thương của anh học trò nghèo. Và, cũng giống như rất nhiều những câu chuyện dân gian khác, câu chuyện phản ánh một quan niệm của người dân Việt: "Cái nết đánh chết cái đẹp".
Mời các em nhỏ đón đọc......
Vào đời Hồng Đức, có một người học trò nghèo, cha mẹ chết sớm, trọ học ở phường Bích-câu, phía Nam thành Thăng-long. Chàng rất hay chữ, tuy chưa đỗ đạt gì, người ta cũng gọi chàng là Tú Uyên.
Một ngày, vào mùa xuân, chùa Ngọc-hồ mở hội Vô-già, thiện nam tín nữ ở kinh đô và bốn phương tụ họp rất đông. Tú Uyên không bỏ lỡ cơ hội đi tìm người đẹp. Chàng vui chân đi quanh quẩn mãi đến tận chiều, bèn ngồi nghỉ ở gốc đa gần chùa. Chợt trông thấy một cái lá bay đến trước mặt, chàng nhặt lên xem, thì ra sau lưng lá có đề một bài thơ đầy những lời trêu ghẹo. Chàng tưởng có người nào ở trên lầu cao ném xuống rồi nấp vào một chỗ. Nhưng ngước nhìn mọi nơi, mãi chẳng thấy gì cả. Đương lúc ngơ ngác, Tú Uyên bỗng thấy một đám người từ trong chùa đi ra, trong đó có một cô gái rất đẹp. Thấy nàng liếc mắt đưa tình, chàng tiến lại bắt chuyện. Hai người vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Lòng Tú Uyên như nở hoa. Nhưng khi sắp đến đỉnh Quảng-văn thì người con gái bỗng biến mất. Tú Uyên đứng ngẩn ra rất lâu, mãi đến tối mới trở về nhà.
Từ đấy, Tú Uyên đêm ngày mơ tưởng không thiết gì ăn uống học hành. Nghe tin đền Bạch-mã rất thiêng, chàng đến xin quẻ thẻ rồi ngủ quên tại đền cầu mộng. Đêm ấy thần hiện ra trong giấc mộng của chàng, bảo rằng: - "Này anh chàng mê sắc kia, sáng mai hãy đến cầu Đông, ta sẽ cho biết một tin rất tốt".
Hôm sau, chàng y hẹn đến cầu Đông. Đợi mãi chẳng thấy ai cả, cuối cùng mới gặp một ông già bán tranh, ông đưa tới mời chàng một bức tố nữ. Chàng mở ra xem thì không ngờ hình dạng người tố nữ trong tranh trông chẳng khác gì người mà mình mong đợi. Chàng mua ngay, đem về treo bên cạnh chỗ ngồi. Đến bữa ăn chàng dọn ra hai đôi đũa, hai cái bát mời người trong tranh ăn như mời người thật. Chàng hơi ngạc nhiên cảm thấy tố nữ trong tranh hai má đỏ bừng dường như có ý thẹn.
................
Nhà xuất Bản Mỹ Thuật Việt Nam là tổ chức trực thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam - Là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người sáng tác hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng và phê.......Xem thêm